15 Câu hỏi thường gặp về điện năng lượng mặt trời

Giải pháp

Giải pháp

15 Câu hỏi thường gặp về điện năng lượng mặt trời

Ngày đăng : 17/09/2019 - 4:07 PM

 

 

15  CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

 

 

1.Tấm pin năng lượng mặt trời là gì?

Pin năng lượng mặt trời được tạo thành chủ yếu gồm các vi sợi silic và các hạt nano hoạt tính nhúng trong một tấm polyme trong suốt. Nó có khả năng hấp thụ quang năng thành điện năng và có tuổi thọ rất cao. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp tấm pin năng lượng mặt trời.

 

2. Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới?

 Ưu điểm hệ thống:

   Hoạt động tự động, không tốn chi phí vận hành

Hệ thống đơn giản, lắp đặt nhanh chóng

Không sử dụng ắc quy, cung cấp nguồn năng lượng sạch

Hiệu suất hoạt động đến 98% 

Lợi ích giải pháp:

Giảm chi phí điện

Tăng giá trị công trình

Giảm phát thải CO2

Nâng cao hình ảnh chủ đầu tư.

 

3. Hệ thống hòa lưới vận hành ra sao?

Các tấm pin NLMT được gắn trên phần mái của tòa nhà (xưởng, khách sạn,), khi ánh sáng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào, các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa quang năng thành dòng điện. Dòng điện này đi đến Bộ Hòa Lưới và được chỉnh lưu, biến đổi áp, dòng để trở thành điện AC chuẩn với lưới điện (220V – 1 pha hoặc 380V-3pha). Điện đầu ra từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được kết nối trực tiếp vào điểm hòa lưới (tại tủ điện tổng) và hoạt động đồng bộ với điện lưới để cung cấp toàn tải trong tòa nhà.

 

4. Ngoài việc tiết kiệm chi phí điện năng, việc sử dụng NLMT còn có thể mang đến lợi ích gì cho chủ đầu tư?

Ngoài việc cắt giảm 1 phần đáng kể chi phí điện năng hằng tháng, hệ thống điện mặt trời còn mang đến các giá trị sau:
1. Giảm nóng cho phần mái nhà, giảm điện năng sử dụng máy lạnh cho tầng áp mái.
2. Tăng tính mỹ quan của tòa nhà, tăng giá trị bất động sản.
3. Nâng cao thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp khi tiên phong trong xu hướng sử dụng năng lượng sạch.
4. Giúp doanh nghiệp đạt các chứng chỉ bảo vệ môi trường, giảm lượng CO2 trên đầu sản phẩm tạo ra để hỗ trợ các tiêu chuẩn xuất khẩu (cho xưởng sản xuất), tạo hình ảnh du lịch sinh thái, tăng lượng khách du lịch (resort, khách sạn, vườn bảo tồn, …)

 

5. Hiện có hỗ trợ nào từ chính phủ cho việc đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời?

Theo quyết định gần đây của Bộ Công Thương, toàn bộ sản lượng điện hòa lưới từ NLMT trên mái nhà sẽ được EVN mua với giá 2,150 VND/kWh, và khoảng 2,400 VND/kWh cho các dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời (solar farm) quy mô lớn.. Với mức giá điện như trên, thời gian hoàn vốn sẽ rút ngắn còn <5 năm.

 

6. Các hệ số nào cần cân nhắc khi tính bài toán đầu tư cho hệ thống?

Việc tính bài toán đầu tư cần phải chính xác và khách quan với đầy đủ các hệ số đầu vào bao gồm:
1. Suất tăng giá điện bình quân năm: từ 5 -7,5%
2. Hệ số làm phát tại Việt Nam: khoảng 7-8%/năm
3. Khấu hao của hệ thống: 3%/năm
4. Suy giảm sản lượng đầu ra: 0,8%/năm

 

7. Hệ thống có thể hoạt động được bao lâu? Bao lâu thì hoàn vốn?

Nếu không có các yếu tố ngoại cảnh (như thiên tai, cháy nổ, sét) thì hệ tấm pin mặt trời có thể hoạt động trong 30 năm. Trong đó hệ thống inverter có thể hoạt động đến 10 năm trước khi cần thay mới. Do đó, với mức giá điện là 2,150 VND/kWh, việc đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể hoàn vốn trong 5 -6 năm.

 

8. Chi phí đầu tư hệ thống NLMT khoảng bao nhiêu tiền?

Suất đầu tư trọn gói cho một hệ thống điện năng lượng mặt trời được dao động trong khoảng từ 25 – 30 triệu/kWp. Chi phí này phụ thuộc vào mặt bằng lắp đặt, cũng như chiều dài các hệ thống dây cáp từ hệ giàn pin mặt trời đến điểm nối lưới. Các chi phí này sẽ được tính chính xác sau khi kỹ sư khảo sát thực địa.

 

9. Hệ thống điện NLMT hòa lưới so với hệ thống điện NLMT trữ ắc quy có gì ưu việt hơn?

Do hệ thống hoạt động bù trừ với điện lưới nên không phụ thuộc vào công suất tải, người sử dụng có thể thoải mái sinh hoạt mà không cần quan tâm việc bị quá tải như khi sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời trữ ắc quy. Đồng thời, hệ thống không sử dụng ắc quy nên không cần bảo trì hay thay thế ắc quy theo định kỳ.

 

10. Cần phải bảo trì, vận hành hệ thống như thế nào?

Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động, người sử dụng có thể lắp đặt một lần rồi "quên". Tuy nhiên, người sử dụng cần thường xuyên vệ sinh bề mặt các tấm pin năng lượng mặt trời để tẩy sạch các bụi bẩn trên bề mặt, giúp nâng cao khả năng hấp thụ ánh sáng nhằm tối ưu hiệu quả làm việc của hệ thống.

 

11. Khi điện lưới cúp, hệ thống có hoạt động được không? Hệ thống có hoạt động với máy phát điện diesel được không?

Về mặt kỹ thuật, khi lưới điện cúp, hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới nên từ đó cũng không thể sản sinh ra điện tích hợp, vì vậy hệ thống sẽ tự động dừng (ngay cả khi đang có nắng tốt). Trong thời gian này, nếu máy phát điện diesel hoạt động, hệ thống NLMT sẽ tái khởi động và hoạt động tích hợp với máy nổ như với điện lưới. Tuy nhiên, đối với các máy nổ công suất nhỏ, cần lắp đặt một thiết bị chuyên dụng để ngăn dòng trả ngược lại máy phát điện, gây cháy nổ hoặc hư hỏng hệ thống.

 

12. Làm sao chúng tôi biết đã tiết kiệm được bao nhiêu điện khi sử dụng hệ thống NLMT?

Theo các thông kê, cứ mỗi kWp lắp đặt sẽ cho ra khoảng 3 – 4kWh/ngày (trong miền Nam) hoặc từ 3 – 3,5 kWh/ngày (trong khu vực miền Bắc). Có 2 cách để giám sát. Thứ nhất, chúng tôi có thể gắn 1 công tơ điện tại đầu ra của inverter, công tơ này sẽ đo đếm toàn bộ lượng điện cộng dồn mà hệ thống năng lượng mặt trời đã sản sinh ra. Từ đó chủ hộ gia đình (xưởng, doanh nghiệp) sẽ biết mình đã tiết kiệm được bao nhiêu. Cách thứ 2, chúng tôi gắn một thiết bị giám sát bằng WIFI, thiết bị này sẽ thu thập toàn bộ dữ liệu vận hành của hệ thống và up lên website, chủ sở hữu sau khi lập một tài khoản trên website có thể giám sát các thông số vận hành (sản lượng trong ngày, tháng, năm, công suất đỉnh, …) tại bất kỳ nơi đâu thông qua internet.

 

13. Sự khác biệt giữa pin năng lượng mặt trời mono và poly?

Khi bạn muốn đánh giá các tấm pin năng lượng mặt trời trong hệ thống quang điện mà bạn muốn thiết lập thì bạn sẽ có hai sự lựa chọn là pin năng lượng mặt trời monocrystalline (mono) polycrystalline (poly).
Cả hai tấm pin năng lượng mặt trời mono và poly đều có cùng chức năng trong toàn bộ hệ thống năng lượng mặt trời là: chúng thu năng lượng từ ánh nắng mặt trời và biến nó thành điện năng.

Cả hai đều được làm từ silic, sillic được sử dụng trong các tấm pin mặt trời vì nó là một nguyên tố tự nhiên phổ biến, rất bền, tuy nhiên trong tự nhiên thì silic rất hiếm khi tồn tại ở trạng thái tinh khiết mà hầu như luôn nằm trong hợp chất với các nguyên tố khác. Nhiều nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời thường sản xuất cả hai tấm monocrystalline và polycrystalline.

Cả hai tấm pin mặt trời mono và poly có thể là sự lựa chọn rất tốt cho nhà hay công trình của bạn, nhưng có những điểm khác biệt chính giữa hai tấm pin mà bạn nên hiểu trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là bạn nên mua loại nào.

 

14. Tấm pin năng lượng mặt trời mono?

Để tạo pin mặt trời cho những tấm pin năng lượng mặt trời mono thì nguồn nguyên liệu chủ yếu được sử dụng là các chất bán dẫn silicon dạng ống, tinh khiết và được cắt ra thành các tấm mỏng. Những tấm này được gọi là “monocrysatalline” để chỉ ra rằng silicon được sử dụng là silic đơn tinh thể. Bởi vì tế bào bao gồm một tinh thể duy nhất, các phân tử electrons tạo ra dòng điện có nhiều khoảng trống để chúng di chuyển. Vì vậy tấm pin mono hiệu quả hơn các tấm poly.

 

15. Tấm pin năng lượng mặt trời poly?

Các tấm pin năng lượng mặt trời poly cũng được làm từ silic. Tuy nhiên, thay vì sử dụng silicon đơn các nhà sản xuất đã làm tan chảy nhiều mảnh silicon với nhau để tạo ra tấm pin mỏng. Các tấm pin poly cũng được gọi là silicon đa tinh thể hoặc nhiều tinh thể. Vì có nhiều tinh thể trong tế bào nên các khoảng trống ít hơn làm cho các phân tử điện electron di chuyển cũng khó khăn hơn. Kết quả là các tấm pin năng lượng mặt trời poly có hiện suất thấp hơn pin mono.

15 Câu hỏi thường gặp về điện năng lượng mặt trời

Hotline tư vấn: 0978926070
Zalo
Zalo